Văn khấn ngày rằm hàng tháng

[Bạn Có Biết] Bài văn khấn ngày rằm hàng tháng, văn khấn rằm tháng Chạp như thế nào là đúng chuẩn truyền thống?

Mâm cúng ngày rằm cần chuẩn bị những gì?

Mâm cúng ngày rằm hàng tháng

Theo quan niệm của các cụ ngày xưa, mâm cúng rằm thường phải chuẩn bị rất cầu kỳ với yêu cầu cả món chay và món mặn. Nhưng do cuộc sống hiện đại ngày càng bận rộng hơn nên nhiều gia đình sẽ không có thời gian để chuẩn bị đủ những lễ vật theo yêu cầu.

Vì vậy, mâm cúng ngày rằm đã được đơn giản hoá đi tương đối nhiều. Tuy nhiên, một mâm cúng vẫn cần phải có đủ các lễ vật như: hoa quả, hoa tươi, trầu cau, hương, rượu, một ít bánh kẹo, và ly nước.

Mâm cúng ngày rằm tháng Chạp

Lễ cúng rằm tháng Chạp không yêu cầu phải quá cầu kỳ chỉ cần gia chủ thành tâm là được. Bởi đây là nghi lễ tâm linh để tưởng nhớ và gửi gắm những mong cầu về sức khỏe, may mắn và bình an cho tất cả các thành viên trong gia đình.

Trong mâm cúng ngày rằm tháng Chạp, tuỳ vào từng địa phương và kinh tế của từng gia đình mà chuẩn bị lễ vật tương ứng. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo những cần lễ vật cơ bản như:

  • Lễ chay: hoa tươi, quả tươi, trầu cau, nước sạch, nến, hương.
  • Lễ mặn: xôi/bánh chưng, gà luộc, giò/chả, nem rán canh, các món xào,..

Văn khấn rằm hàng tháng chuẩn nhất

 

bai van khan gia tien ngay ram hang thang

Ý nghĩa của số nén hương được thắp theo quan niệm dân gian

  • Thắp 1 Ngụ ý bình an cho gia chủ
  • Thắp 3 Báo tin cho người thân bảo vệ người trong nhà và đánh đuổi tai ương.
  • Thắp 5 Dự báo hung cát cho người khác hoặc mời gọi thần linh hiện về.
  • Thắp 7 Mời gọi thiên thần, thiên binh thiên tướng, bình thường người ta ít khi thắp 7 nén.
  • Thắp 9 Đây là tín hiệu cầu cứu, không cần thiết sẽ không thắp như vậy.

Vì vậy, tùy phụ thuộc vào không gian thờ cúng, nếu nhà của gia chủ chật thì các chuyên gia phong thủy khuyên nên thắp 1 nén hương, để khói hương không ảnh hưởng đến xung quanh, đặc biệt là nhà có trẻ nhỏ, phòng tránh được hỏa hoạn..

Phân biệt văn khấn mùng 1 & ngày rằm hàng tháng

Ý nghĩa chính của từ sóc là khởi đầu, bắt đầu. Theo quan niệm lâu đời, ngày mùng 1 được gọi là ngày sóc. Đây là ngày bắt đầu của một tháng mới nên gọi là ngày sóc.

Còn về ý nghĩa của ngày Rằm thì thường gọi là ngày vọng. Từ “Vọng” có nghĩa là nhìn xa trông rộng. Đây là ngày mặt trăng và mặt trời đối xứng nhau ở hai cực xa nhất trong tháng. Người xưa cho rằng đây là ngày mà chúng ta nhìn mặt trăng mặt trời nhất, soi chiếu vào mọi tâm hồn, con người trở nên sáng suốt trong sạch, đẩy lùi được mọi đen tối vẩn đục trong lòng của chúng ta.

Ngày rằm rơi vào ngày 15 theo âm lịch. Mỗi tháng có một ngày rằm. Theo đó một năm có 12 ngày rằm. Trong đó, một số ngày rằm trong năm được cúng nhiều nhất là Cúng rằm tháng giêng, cúng rằm trung thu, cúng rằm tháng 7.

Ngày Rằm tháng Giêng còn được gọi là Tết Nguyên Tiêu, đại lễ Thượng Nguyên rơi vào tháng 1 (tháng Giêng). Đây là ngày trăng tròn đầu tiên của một năm mới. Lễ cúng Rằm tháng Giêng thường được tiến hành vào giờ Ngọ ( từ 11h đến 13h) ngày chính rằm (15/1 âm lịch). Thực tế phần lớn các gia đình vẫn cúng vào ngày này, giờ giấc linh hoạt, tùy theo điều kiện thực tế.

Người Việt xem ngày Sóc hay Vọng là ngày tưởng nhớ tổ tiên, ông bà, ông vải. Hai ngày này còn có ý nghĩa “Cát tường” xem ngày tốt xấu thấy là ngày tốt nhất trong tháng. Trên thực tế cúng vào ngày mùng 1 hay ngày Rằm hoặc cúng vào chiều ngày 30 và chiều ngày 14 hàng tháng đều được.

 

The post Văn khấn ngày rằm hàng tháng appeared first on Bạn chưa biết đâu? - Blog chia sẻ.



source https://banchuabiet.com/van-khan-ngay-ram-hang-thang/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Có thể bạn chưa biết

3 Cách làm bánh khọt ngon và giòn tan ngay trong miệng

7 cách kho cá nục ngon, đậm vị đưa cơm