Cách trồng cúc tần Ấn Độ

Cây cúc tần Ấn Độ là cây thân rũ dễ sống và luôn tươi tốt quanh năm; cây thường được trồng để tạo tấm chén che nắng tốt ở các khu vực ban công, sân thượng ở những nơi nhiều nắng… đồng thời cây cũng có tác dụng lọc không khí rất tốt đem lại không gian tưới mát, trong lành.

Cây leo cúc tần Ấn Độ
Cây leo cúc tần Ấn Độ

Giới thiệu về cây cúc tần Ấn Độ

  • Tên thường gọi: Dây cúc tần Ấn Độ, cây cúc tần Ấn Độ, dây dọi tên, dây bạc đầu bầu dục, cây dây leo cúc tần Ấn Độ, cúc tần leo Ấn Độ, cây dây leo Ấn Độ
  • Tên khoa học: Vernonia elliptica
  • Họ thực vật: Asteraceae (họ cúc)
  • Kích thước: 60 – 75cm
  • Quy cách: 1 bụi từ 3 – 5 nhánh
  • Nguồn gốc: Cúc tần có nguồn gốc từ Ấn Độ.
Thông tin cơ bản về cây cúc tân Ấn Độ

Đặc điểm cây cúc tần Ấn Độ

Cúc tần Ấn Độ hay dây cúc tần Ấn Độ là loại cây có tốc độ sinh trưởng và phát triển nhanh. Cây có thân mong manh và xanh mượt và có thể dài lên đến 30m. Đây là loại cây gỗ thân leo mọc thành bụi, thân cây lúc còn non có màu xanh nhạt khi trưởng thành sẽ có màu nâu trầm. Trên thân luôn có một lớp lông nhẹ màu trắng xám.

Cành và nhánh của cúc tần Ấn Độ buông xỏa rũ xuống đất một cách nhẹ nhàng và uyển chuyển đổ từ trên cao xuống. Lá của cây khá dày dặn và xanh mướt quanh năm, lá có hình ovan thuôn dài khoảng 3-10 cm, đuôi lá nhọn và tù. Cuốn lá ngắn, có mép thắng không răng cưa.

Cúc tần Ấn Độ không bị rụng lá sinh lý vào mùa đông, vì vậy cây luôn sinh trưởng và phát triển tốt. Vậy cúc tần Ấn Độ có hoa không? Loài cây rất sai hoa, hoa mọc theo chùm hình chùy, màu hồng nhạt.

Mỗi chùm hoa dài từ 5m đến 15cm tùy theo kích thước của mỗi loại hoa to hay nhỏ, hoa chia làm 5 nhánh, dài trung bình từ 5mm đến 6mm. Nụ hoa của cúc tần Ấn Độ có hình quả trứng, sau khi nở tạo thành hình những chiếc chuông độc đáo, thắt nhẹ ngay đoạn giữa hoa.

Ý nghĩa của dây cúc tần Ấn Độ

Cây cúc tần Ấn Độ là loại cây luôn tươi tốt và phát triển quanh năm đại diện cho sự trường tồn, mạnh mẽ và dẻo dai. Lá cúc tần Ấn Độ luôn xanh tốt và gắn kết với nhau, tạo ra những bức tường xanh đặc sắc do đó nó tượng trưng cho sự gắn bó, đoàn kết và tạo thành nên một sức mạnh mà khó ai có thể phá hoại được.

Trong phong thủy, dây cúc tần Ấn Độ không chỉ mang lại vẻ đẹp tươi mới cho không gian sống mà còn mang lại nhiều may mắn, thu hút vượng khí và mang lại nguồn năng lượng tích cực cho cuộc sống.

Cách trồng vs Chăm sóc cây cúc tần Ấn Độ

Cách trồng cúc tần Ấn Độ

Nhiều người thắc mắc là cúc tần Ấn Độ có dễ trồng không? hay Có nên trồng cây cúc tần Ấn Độ? Đừng lo ngại nhé cây cúc tần này cũng rất dễ trồng, để sở hữu những dây cúc tần khỏe mạnh tươi tốt thì khi trồng cây cần quan tâm đến một số vấn đề dưới đây.

Chuẩn bị đất trồng: Là loại cây thích hợp với nhiều loại đất khác nhau, rất dễ trồng và dễ sống. Loại đất bạn nên chọn là đất tơi xốp giàu chất dinh dưỡng, thoát nước tốt. Nếu bạn trồng cây vào chậu thì nên trộn chung phân hữu với đất để trồng cây.

Cây giống cúc tần Ấn Độ: Chọn những cành bánh tẻ có kích thước to vừa phải, rồi cắt cành thành đoạn cỡ 30cm. Sau đó ngâm chúng vào dung dịch kích thích ra rễ (N3M) khoảng 15 phút trước khi trồng cây vào đất.

Chậu trồng: chậu trồng cây cúc tần Ấn Độ thượng có lỗ thoát nước có thể trồng bằng chậu kẹp ban công, chậu nhựa chữ nhật hoặc chậu đá mài…

Cách trồng cúc tần Ấn Độ: Nếu bạn trồng chúng trong chậu bạn nên cho một lớp sỏi vào đáy chậu để giúp cây thoát nước tốt hơn. Sau đó cho đất vào khoảng 1/3 chậu. Tiếp tục lót một lớp phân vi sinh trộn với đất rồi cắm khoảng vài ba cành cúc tần Ấn Độ vào. Sau cùng rải một lớp rơm rạ mỏng để đất được giữ ẩm tốt nhất.

Lựa chọn vị trí trồng: Thường trồng cúc tần Ấn Độ trên sân thượng, cúc tần Ấn Độ trồng ban công hoặc cúc tần trồng bồn cây trên cao. Nhằm giúp cây có thể rũ dài xuống bên dưới tạo không gian đẹp hơn trong ngôi nhà bạn. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể đặt những vị trí phù hợp với bạn bởi đây là cây chịu được ánh nắng chiếu trực tiếp hoặc khí hậu nắng nóng được nên cho dù vị trí nào thì cũng phát triển tốt.

cach trong cuc tan an do

Cách chăm sóc cây cúc tần Ấn Độ

Cúc tần Ấn Độ càng xanh tốt, tán càng to và màu sắc càng đậm sẽ càng mang lại nhiều may mắn và tài lộc cho gia chủ. Chính vì vậy cần biết cách chăm sóc cúc tần Ấn Độ để cây luôn tươi tốt.

  • Ánh sáng: Cây cúc tần Ấn Độ chịu được biên độ nhiệt khá lớn, cây hoàn toàn có thể trồng ở nơi ánh nắng chan hòa đến 1 phần bóng râm hoặc cả những nơi ít có ánh sáng soi rọi đến.
  • Nhiệt Độ: Cúc tần có thể chịu được cả nóng, lạnh đều sinh trưởng tốt và vẫn xanh mượt vào mùa đông mà vẫn không bị rụng lá.
  • Đất: Cây cúc tần này không hề kén đất trồng, cây sống được ở tất cả các loại đất như đất chua, kiềm, đất khô cằn sỏi đá, đất cạn kiệt dinh dưỡng, thậm chí cả loại đất mặn, đất phèn.
  • Bón phân cho cây cúc tần Ấn Độ: Cúc tần cũng khá dễ nuôi, bạn cũng có thể bón phân cho cây mỗi tháng hoặc 2-3 tháng bón/lần để cây lá được đẹp, leo cao.
  • Nước: Cúc tần là loại cây có thân cành, lá cây khá xum xuê nên sự đòi hỏi nước nhiều. Muốn cây cối tốt, lớn nhanh thì tốt nhất bạn nên tưới nước cho cây mỗi ngày, nhiều hoặc ít đều được cây vẫn sống tốt. Nếu vào mùa mưa thì bạn sẽ không cần phải tưới, nhưng vào mùa nắng nếu thiếu nước cây cúc tần Ấn Độ bị héo lá.
  • Nhân giống: Cách ươm cây cúc tần Ấn Độ cũng rất đơn giãn thường dùng cách chiết cây cúc tần Ấn Độ hoặc bằng cách giâm cành cây cúc tần Ấn Độ.

Một số kinh nghiệm trồng cúc tần Ấn Độ

Cây cúc tần Ấn Độ bị vàng lá là vì sao?

Nguyên nhân cây cúc tần Ấn Độ bị vàng lá cũng có thể là cây thiếu nước và thừa nước, lúc mới trồng cây hay bị váng lá, bởi vậy trong thời gian sau trồng 1 tháng bạn nên quan tâm cây, điều chỉnh chế độ tưới nước thích hợp hơn.

Cây cúc tần Ấn Độ có sâu không?

Được biết đến là cây trồng dễ chăm sóc, ít bị sâu bệnh hại tấn công. Thỉnh thoảng bạn nên dọn lá vàng quanh gốc, cắt tỉa cây gọn gàng thông thoáng, giúp cây khỏe mạnh hơn.

Cây cúc tần Ấn Độ có độc không?

Với những bạn có nhu cầu trồng cây xanh trang trí trong khuôn viên sân vườn nhà, thường quan tâm đến độ độc của cây để đảm bảo an toàn cho trẻ nhỏ. Cây cúc tần Ấn Độ là loại cây có hàm lượng độc tố thấp, vô tình ăn phải nếu nặng có thể bị ngứa và nôn mữa. Đây là loại cây dây rũ, mọc xa tầm với trẻ nhỏ nên bạn yên tâm khi chọn trồng cho không gian nhà mình.

Cây cúc tần Ấn Độ hợp mệnh gì?

Cúc Tần Ấn Độ chủ yếu mọc dạng thân rủ với màu xanh lá mạ là biểu tượng của cung mệnh Mộc. Chính vì vậy cúc tần Ấn Độ hợp nhất với mệnh Mộc và đồng thời cũng phù hợp và ảnh hưởng với các mệnh khác.

  • Mệnh Hỏa: Theo quan niệm tương sinh trong phong thủy thì Mộc sinh Hỏa, nên các cây thuộc mệnh Mộc cũng sẽ hợp với người mệnh Hỏa. Người mệnh Hỏa khi trồng cây Cúc tần Ấn Độ sẽ thu hút tài lộc, mang vượng khí vào nhà và tăng thêm nhiều năng lượng tích cực cho gia chủ.
  • Mệnh Mộc: Đối với mệnh Mộc có thể xem xét để cúc tần Ấn Độ trồng trong nhà, nó sẽ phát huy hết công dụng giúp bạn có được một cuộc sống đầy đủ, no ấm và hạnh phúc.
  • Mệnh Thủy: Thủy và Mộc cũng được xét là 2 mệnh tương sinh, người mệnh Thủy trồng cây này giúp thu hút vượng khí, tiền tài phát triển và gặp nhiều may mắn.
  • Mệnh Thổ: Cây Cúc Tần đối với mệnh Thổ không mang nhiều may mắn như mệnh Mộc và theo quan niệm tương khắc mệnh Mộc khắc hỏa, chính vì vậy cây Cúc Tần không được coi là quá hợp với người mệnh này.
  • Mệnh Kim: Theo quan niệm tương khắc thì mệnh này khắc mệnh Mộc nên người thuộc mệnh Kim đặc biệt không hợp với cây Cúc Tần.

Cây cúc tần Ấn Độ hợp tuổi gì?

Người tuổi Tỵ có khí chất trầm lắng, làm cho mọi người có cảm giác khó gần. Nhưng họ lại có một đức tính kiên cường, làm việc có trách nhiệm và trí tiến thủ cao. Trồng Cây cúc tần Ấn Độ trong nhà người tuổi Tỵ sẽ giúp họ nhạy bén hơn trong kinh doanh, giúp công việc tiến triển thuận lợi, làm ăn phát đạt.

Tác dụng của cây cúc tần Ấn Độ

Cúc tần Ấn Độ thường được trồng nhiều ở cổng các quán cà phê sân vườn, tường nhà, khu du lịch; khu nghỉ dưỡng để giúp không gian nhà bạn thêm thoáng mát và trong lành thêm.

Nếu trồng cây cúc tần Ấn Độ trong nhà cần trồng chúng ở tầng cao, tầng thượng có ánh nắng mặt trời để cây phát triển và các cành nhánh của cây sẽ rũ xuống tạo nên không gian gần gũi với thiên nhiên hơn. Đồng thời cũng giúp cho không gian riêng không bị ai làm phiền hay quấy phá.

Cây cúc tần Ấn Độ còn có khả năng lọc không khí rất tốt, hút các chất độc ngoài không khí, cân bằng độ ẩm cho không gian sống. Ngoài ra, chúng còn là một tấm chắn từ thiên nhiên có tác dụng tránh nắng nóng của mùa hè và che gió cho mùa đông một cách hiệu quả.

Những vị trí thích hợp trồng cây cúc tần Ấn Độ

Trồng trong nhà: có thể trồng cây ở ban công, tường nhà hướng Tây, việc này sẽ giảm bớt được nhiều bức xạ mặt trời chiếu vào trong nhà, giúp không gian bên trong luôn mát mẻ, dễ chịu, hơn nữa cây không bám vào tường nhà, không làm ảnh hưởng đến kiến trúc ngôi nhà. Ngoài ra cây dễ cắt tỉa và chăm sóc lại còn làm không gian bạn trở nên mát mẻ và không khí trong lành hơn. Ngoài ra, ở những nơi không có ánh nắng có thể dùng cây cúc tần Ấn Độ giả để trang trí.

Trồng cây tại các quán coffee có 2 tầng trở lên: Thân dây leo rủ che xuống giúp sảnh dưới có thêm bóng mát giúp cho bầu không khí trở nên dịu nhẹ vào mùa hè và gần gũi thiên nhiên hơn vào các mùa còn lại.

The post Cách trồng cúc tần Ấn Độ appeared first on Bạn chưa biết đâu? - Blog chia sẻ.



source https://banchuabiet.com/cach-trong-cuc-tan-an-do/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Có thể bạn chưa biết

3 Cách làm bánh khọt ngon và giòn tan ngay trong miệng

7 cách kho cá nục ngon, đậm vị đưa cơm