Kiến ba khoang: Sự thật và cách phòng chống chúng

 Kiến ba khoang thường bị coi là nguyên nhân của các vết phỏng trên da, nên khi nhìn thấy kiến ba khoang là con người thường có hành động như đập, gạt ra ngoài (thường là giết chúng). Tuy nhiên nếu hiểu sai về kiến ba khoang thì chính hành động giết chúng có thể chính là nguyên nhân dẫn đến các vết bỏng tổn thương trên da của các bạn đó.

Kiến ba khoang không phải là kiến

[caption id="attachment_241" align="aligncenter" width="600"]kien ba khoang khong phải là kien Một sự thật là kiến ba khoang nhưng không phải là kiến[/caption]

Dù con người rất khó chịu với kiến ba khoang, nhưng thực tế lại hiểu biết rất ít về chúng. Kiến ba khoang không phải là kiến như nhiều người nghĩ, chúng là bọ cánh cứng có tên quốc tế là Rover Beetle, tạm dịch là Bọ lang thang, thuộc Họ Cánh Cộc Staphylinidae, Bộ Cánh Cứng Coleoptera.

Vì cánh của kiến ba khoang rất ngắn, không che hết vòng eo của chúng nên gọi là Cánh Cộc (hoặc Cánh Cụt). Bên dưới 2 cánh cánh cộc (elytra) đó là hai cánh thật (hindwing) của chúng, chuyên dùng để bay. Khi không cần thiết, kiến ba khoang xếp đôi cánh gọn gẽ bên dưới đôi cánh cứng. Vì thế nên bạn không cần ngạc nhiên vì sao ở các nơi rất cao như nhà chung cư mà vẫn thấy kiến ba khoang, chúng có cánh mà!

Họ Staphylinidae là họ sinh vật lớn nhất thế giới còn tồn tại, với hơn 63.000 loài được mô tả, và người ta còn ước lượng đâu đó ngoài kia còn hơn 30% các người anh em khác của kiến ba khoang vẫn chưa được khoa học ghi nhận. Tổ tiên kiến ba khoang xuất hiện từ trái đất rất sớm, khoảng 200 triệu năm trước, cùng thời với khủng long.

[caption id="attachment_240" align="aligncenter" width="600"]kien ba khoang Kiến ba khoang là bọ cánh cứng nhé![/caption]

Không phải tất cả thành viên trong Cánh Cộc đều có cánh cụt. Một số loài có cánh không cụt lắm đâu, nhưng bọ cánh cụt chiếm đa số hơn nên gọi chung là vậy.

Kích thước họ hàng kiến ba khoang chỉ khoảng vài milimet, dao động trung bình từ 2-8mm, trừ một số loài cá biệt có thể lên đến 40mm. Kiến ba khoang nằm trong nhóm Paederus, có khoảng hơn 400 loài. Đây là nhóm có chứa chất độc trong cơ thể.

Cơ thể họ Staphylinidae chia làm 3 phần: đầu, ngực và bụng. Có sự phân bố màu sắc rõ rệt thành 3 khoang, chủ yếu gồm đỏ và đen. Chúng hay đi lang thang khắp nơi giống như một con kiến. Chính vì vậy người ta nhìn nhầm (hoặc cố tình) gọi là Kiến ba khoang. Tuy nhiên, chúng là bọ cánh cứng chứ không phải là kiến nhé!

[caption id="attachment_239" align="aligncenter" width="600"]mau sac bo canh cung Màu sắc của Họ Cánh Cộc rất đa dạng - Bọ cánh cộc ở Venezuela[/caption]

Màu sắc đỏ và đen là hai gam màu nổi bật trong tự nhiên, nó là một tín hiệu cảnh báo đến những loài ăn thịt khác rằng "bọn tao rất nguy hiểm, đừng có dại mà đụng vào". Các bạn để ý, ong bắp cày, rắn độc san hô... cũng đều có hai gam màu này. Họ Cánh Cộc - Staphylinidae cũng nhiều loài màu sắc đa dạng: đen, xanh, cam, vàng đỏ... đều có hết, nên đừng ngạc nhiên khi thấy các con bọ cánh cộc có màu sắc sặc sỡ nhé!

Kiến ba khoang không cắn chúng ta

Vừa ăn cướp vừa la làng - Nếu kiến ba khoang có thể nói, chúng sẽ bảo con người là như vậy. Thực tế kiến ba khoang không phun chất độc lên con người. Chúng là nhóm Paederus, trong cơ thể có chứa một loại độc tố gọi là Pederin, vốn là một hoạt chất phòng vệ chống lại các loài ăn thịt như Nhện, bọ ngựa, bò sát, ếch nhái....

Pederin là một chất ức chế DNA và độc tố mạnh lưu hành trong huyết cầu của tất cả các giai đoạn phát triển của kiến ba khoang. Tức là trong ấu trùng cũng có, mà khi trưởng thành cũng có. Pederin có thể xem là một trong những độc tố mạnh nhất của giới tự nhiên. Khi kiến ba khoang bị tấn công, tuyến này vỡ ra giải phóng độc tố lên kẻ thù.

Vì vậy, dù có muốn phun Pederin, kiến ba khoang cũng không thể nào làm được. Khi con người hay các loài động vật khác gặp chúng, tấn công và làm giải phóng chất độc này (đập, làm vỡ nát kiến ba khoang), kết quả độc tố phun khắp nơi dính lên da, lên mắt - gây ra các vết bỏng và phồng rộp.

Ngoài ra, nếu kiến ba khoang "lang thang", bò lên giường của con người và vô tình bị đè bẹp dí, kết quả sáng ra người các bạn sưng tấy. Vậy kết quả không phải lỗi của kiến ba khoang, chúng không cắn con người, có chăng là chúng chỉ "đi nhầm" nơi không nên đi thôi.

Vậy nếu kiến ba khoang đã không căn con người, chúng ta cũng đã hiểu hơn về "tính nguy hiểm" của loài này rồi nhỉ.

Vai trò của kiến ba khoang trong tự nhiên

[caption id="attachment_242" align="aligncenter" width="600"]ấu trùng kiến ba khoang Ấu trùng kiến ba khoang[/caption]

Kiến ba khoang ghét "rau" - nghĩa là chúng ăn mặn, không ăn chay. Món ăn yêu thích của chúng là các loài rệp, sâu rầy hại mùa màng. Vậy tính ra kiến ba khoang cũng rất hữu ích cho các cánh đồng hay khu vườn đấy chứ.

Kiến ba khoang di chuyển tự do, chủ yếu thích nghi ở khu vực nhiệt đới. Môi trường sống là gần các khu vực ẩm ướt, có ao hồ, tán cây mục... Chúng trú ngụ dưới các gốc cây lúa, bờ cỏ, đám rơm mục... luồn lách khắp đồng ruộng, khu vườn để ăn rầy nâu, rầy sáp và ấu trùng các loài gây hại khác. Nếu trong vườn có sâu cuốn lá, kiến ba khoang sẽ vào thẳng trong tổ mà ăn tận gốc các loại sâu này.

Vì sao kiến ba khoang xuất hiện trong nhà bạn?

Có thể do môi trường tự nhiên bị tàn phá, diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp, thuốc bảo vệ thực vật bị lạm dụng.... Môi trường sống tự nhiên của kiến ba khoang bị thu hẹp và chúng buộc phải di chuyển để thích nghi.

Đặc điểm của bọ cánh cứng nói riêng và côn trùng nói chung là bị thu hút bởi ánh sáng đèn điện, vì vậy với môi trường tràn ngập ánh sáng hiện nay thì việc côn trùng - kiến ba khoang xuất hiện trong nhà là khá bình thường.

Theo bản năng, khi vào nhà chúng sẽ tìm các ngóc ngách, khe kẽ để ẩn nấp. Nếu vô tình bị đạp chúng hoặc bị đè lên, các túi Pederin vỡ ra sẽ dính vào da và gây nên các vết bỏng không mong muốn.

Làm gì khi gặp kiến ba khoang

làm gì khi gặp kiến ba khoang

Hãy tham khảo một số gợi ý sau:

  • Có thể gạt kiến ba khoang ra khỏi nhà mà không làm chúng tổn thương.
  • Có thể làm lưới chống côn trùng, dọn quang vườn tược... hạn chế côn trùng.
  • Sử dụng ánh sáng đèn điện vàng để giảm bớt sự thu hút côn trùng.
  • Tắt bớt đèn không cần thiết

Lưu ý: Nếu có thấy kiến ba khoang, có thể xử lý như thế nào tùy ý nhưng cần lưu ý nguyên tắc ĐỪNG ĐỂ DA TIẾP XÚC VỚI CƠ THỀ BỊ VỠ NÁT CỦA KIẾN BA KHOANG.

<Bài viết tham khảo từ page #contrungvn>

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Có thể bạn chưa biết

3 Cách làm bánh khọt ngon và giòn tan ngay trong miệng

7 cách kho cá nục ngon, đậm vị đưa cơm