Cách trồng nha đam: Chăm sóc đúng cách và chi tiết

Nha đam là loại cây trồng có nhiều tác dụng hữu ích từ làm đẹp, thực phẩm, dược phẩm... nên rất được ưu thích tại Việt Nam. Cách trồng nha đam không khó nếu chúng ta hiểu được về cây, và biết chăm sóc đúng cách.

Đặc điểm cây nha đam

Nha đam hay còn lại là cây lô hội (tên tiếng Anh: Aloe Vera) là loại cay có nguồn gốc Bắc Phi. Đây là một loại cây mọng nước thuộc họ xương rồng, cây dễ thích nghi, không cần chăm sóc đặc biệt vì chúng sinh sống trong môi trường khô nóng. Mất ba đến bốn năm để nha đam đạt kích thước trưởng thành.

Lá nha đam dạng bẹ, không cuống, lá mọc từ gốc cây, hình hoa thị, mép lá có gai răng cưa. Lá nha đam mọng nước, chất nước bên trong dạng gel có rất nhiều tác dụng. Người ta sẽ thu hoạch lá nha đam để sử dụng với các mục đích khác nhau. Xem thêm 10 Loại cây trong nhà giúp cải thiện không gian sống của bạn.

Tên thực vật Aloe barbadensis miller
Tên gọi chung Nha đam
Loại thực vật Cây mọng nước
Kích thước trưởng thành Cao 30 - 60 cm
Phơi nắng Ánh sáng mặt trời gián tiếp
Loại đất Đất pha cát
PH đất 7,0 - 8,5
Thời gian nở hoa Mùa hè
Màu hoa Vàng, đỏ hoặc cam
Khu vực bản địa Châu Phi, bán đảo Ả Rập và Madagascar

Chuẩn bị trồng nha đam

Chọn giống nha đam

Có khoảng 300 loài nha đam khác nhau trên thế giới, tuy nhiên để trồng nha đam tại nhà phổ biến nhất là 2 giống nha đam sau:

  • Nha đam Mỹ: Giống nha đam có bẹ lá to, dài và nặng ký. Dìa lá có nhiều gai nhọn, có phấn trắng mặt sau. Ưu điểm là năng suất cao.
  • Nha đam Việt Nam: Có lá nhỏ, bẹ lá mỏng và ít gai, mặt sau không hoặc ít phấn trắng. Ưu điểm là nhỏ gọn dễ trồng trong nhà vì thích nghi với khí hậu Việt Nam.

phân biệt giống nha đam

Tùy vào việc chọn mua giống hoặc tận dụng cây có sẵn trong nhà để trồng nha đam. Nhân giống nha đam với cây có sẵn, bạn có thể chọn tách những lá to khỏe để trồng hoặc tách cây con để trồng.

Đất trồng

Đất phù hợp trồng nha đam là dạng đất pha cát do nha đam không chịu được úng, đất trồng cần thoát nước tốt. Do đó nhên chọn đất thoáng xốp, thoát nước để rễ nha đam phát triển tốt.

Đất trồng nên trộn đất theo tỷ lệ hỗn hợp sau: 2 trấu hun + 1 phân hữu cơ + 1/2 xơ dừa + 1 trấu chưa hun.

  • Trong trường hợp trồng mới, nên ủ đất trộn khoảng 1-2 tuần với nấm đối khác để đất trồng loại bỏ các loại nấm gây hại cho cây rồi mới trồng nha đam
  • Trấu hun và phân hữu cơ đã qua sử dụng có thể sử dụng trồng ngay sau khi trộn thêm với 1 phần phân hữu cơ mới.
  • Phân hữu cơ có thể là phân ủ từ rác thải hữu cơ, phân trùn quế, phân bò, gà, chim, vịt ngan ngỗng, phân cá…

Dụng cụ trồng

Bạn có thể trồng nha đam tại vườn nếu diện tích nhà bạn có sân vườn. Nếu bạn không có vườn, không sao cả. Hãy tận dụng những dụng cụ sẵn có như bao xi măng, khay, chậu hoặc thùng xốp. Đặc điểm chung là hãy đảm bảo chậu hay mảnh đất trồng nha đam của bạn dễ thoát nước, không gây ngập úng.

1 cây nha đam sẽ phát triển tốt với chậu có đường kính từ 25 - 40cm, chiều cao từ 30 - 45cm, với kích thước ngày bộ rễ nha đam sẽ phát triển tốt, tán lá nha đam sẽ đủ không gian để lớn nhanh.

Cách trồng nha đam

Cây nha đam trồng chậu

Ươm cây/nhân giống nha đam

Cách trồng nha đam bằng lá cũng khá đơn giản, để ươm cây nha đam từ lá, đặt lá nha đam ngang trên nền đất, vun đất tơi xốp che một nửa lá, nên dùng tay để tránh làm tổn thương lá nha đam. Đặt chậu ươm tại nơi có nhiều nắng, thoáng gió, tránh mưa. Tưới ẩm đất xung quanh lá lô hội hàng ngày, không để đất quá khô hoặc quá ướt.

Khi cây con ra rễ, đào nhẹ nhàng làm sao càng được nhiều rễ nha đam càng tốt - việc này sẽ giúp cây hồi phục nhanh khi trồng.

Cây nha đam con nên để trong mát 2-3 ngày để cây hồi phục, sau đó mới đem trồng để tăng tỷ lệ sống của cây.

Bạn có thể tham khảo thêm Cây bàng Singapore - Cách trồng và chăm sóc bàng Sing trong nhà

Trồng nha đam trong chậu

Trồng nha đam trong chậu khá đơn giản, như đã giới thiệu ở trên, cần chọn kích thước chậu phù hợp để trồng, sau đó nên lót một ít sỏi hoặc xỉ than ở đáy chậu để thoát nước tốt hơn trước khi cho đất vào.

Cho đất vào 2/3 chậu, sau đó đặt cây nha đam con vào và tiếp tục cho nốt số đất còn lại vào, phủ kín rễ nha đam. Không tưới quá nhiều nước, vừa đủ ẩm đất để nha đam nhanh ra rễ.

Trồng nha đam trong vườn

Nha đam trồng vườn thì các hố đất cần đảm bảo thoát nước tốt, nên chọn nơi cao ráo để trồng. Trồng theo rãnh, nên đào các hốc trồng với mật độ cây cách cây 40 cm, hàng cách hàng 80 cm để tiện đi lại chăm sóc cũng như để cây có không gian xòe tán lá.

Cách chăm sóc nha đam

Ở bài viết này sẽ chủ yếu hướng dẫn cách trồng nha đam trong nhà, không phải bài hướng dẫn trồng nha đam đại trà trong vườn nhằm mục đích thương mại. Nha đam có điều kiện sống tương tự như xương rồng, vì vậy chậu trồng nha đam có thể kế hợp cùng xương rồng. Trồng nha đam chính giữa chậu, và ở xung quanh viền chậu trồng các cây xương rồng hoặc cây mọng nước nhỏ. Hãy trồng nha đam ở ban công hoặc sân hiên, nơi bạn có thể dễ dàng tìm chúng và sử dụng nếu bị bỏng hoặc cắt để dùng cho mục đích khác, như vậy sẽ tiện lợi hơn đúng không?

Phân bón

Nha đam không yêu cầu đất có độ phì nhiêu cao. Đất trồng đã trộn phân hữu cơ, vì vậy bạn có thể sử dụng thêm phân NPK tan chậm, bón vào xa gốc cây với 1 lượng nhỏ là đủ.

Tưới nước

Lô hội có thể chịu hạn tốt, nhưng chúng sẽ phát triển tốt hơn trong môi trường đất ẩm. Vì vậy hãy để đất khô hoàn toàn trước mỗi lần tưới. Nếu để nha đam khô quá lâu, lá sẽ co lại và hơi nhăn. Chúng sẽ hồi phục khi được tưới nước, nhưng tình trạng khô hạn kéo dài hoặc tưới quá nhiều sẽ khiến lá vàng, nếu không xử lý kịp thời cây sẽ bị chết. Không nên tưới nha đam vào mùa đông, nếu có mưa kéo dài nên cân nhắc di chuyển chậu nha đam của bạn vào nơi khô thoáng hoặc đảm bảo chậu cây của bạn thoát nước thật tốt.

Nha đam cũng không chịu được sương giá

Cắt tỉa

Nếu các lá nha đam có đầu màu nâu, bạn nên cắt tỉa chúng. Sử dụng kéo hoặc dao sạch, cắt tỉa 1 phần lá bị ảnh hưởng hoặc cắt bỏ toàn bộ lá, gần với gốc cây.

Việc cắt tỉa lá sẽ khuyến khích cây phát triển các lá mới, tuy nhiên không bao giờ được cắt tỉa các lá ở trung tâm.

Sâu - bệnh

Với nha đam trồng chậu thường có ít sâu bệnh, chủ yếu sẽ là các loại rệp. Cách đơn giản nhất để trị chúng là dùng khăn mềm lau sạch các tàu lá bị rệp sau khi tưới nước. Ngoài ra có thể hòa xà phòng + dầu ăn + nước và xịt lên các lá bị nhiễm rệp 3 ngày 1 lần cho đến khi hết. Với các lá úng, bị vàng lá cũng cần cắt bỏ để tránh bị lây lan sang các lá hay cây nha đam khác.

Một loại cây rất dễ chăm sóc và sống khỏe là Cây trầu bà, bạn có thể tham khảo để trồng trong nhà nhé.

Cách thu hoạch nha đam

cach trong va cham soc nha dam Tùy điều kiện dinh dưỡng, cây nha đam có thể thu hoạch lứa đầu tiên sau từ 6 đến 12 tháng trồng, và cứ mỗi tháng sau có thể thu hoạch 1 lần. Sẽ có các cây con mọc quanh cây mẹ, bạn có thể chọn các cây to khỏe để thay thế cây mẹ, hoặc dùng các cây con này để trồng thêm cây mới.

Các tác dụng của nha đam

Trung hòa độ pH nhờ nha đam

Giữ cân bằng độ pH trong cơ thể giúp giảm nguy cơ về bệnh tật. Hãy sử dụng nước ép nha đam đê trung hòa pH trong cơ thể, vì nha đam chứa nhiều kiềm.

Bổ sung nước

Bẹ lá nha đam chứa nhiều nước, sau khi luyện tập ra nhiều mồ hôi, bạn có thể sử dụng 1 ly nước ép nha đam để bù nước. Việc bổ sung nước sẽ giúp loại bỏ chất độc và thanh lọc cơ thể, tiêu trừ độc tố.

Giúp gan khỏe mạnh

Lá nha đam không chỉ nhiều nước mà còn giàu dinh dưỡng từ thực vật, khi được bổ sung nước ép nha đam sẽ gan hấp thu dưỡng chất, khỏe mạnh hơn để hoạt động và đào thải độc tố tốt hơn.

Nha đam giúp trị táo bón

Nha đam đóng góp giúp lợi khuẩn đường ruột hoạt động tốt hơn, đồng thời cân bằng lượng vi khuẩn có trong ruột để giúp cơ thể hoạt động khỏe mạnh. Uống nước ép nha đam hàng ngày sẽ giúp cải thiện tình trạng táo bón, hãy thử nhé.

Nha đam có tác dụng kháng viêm

Theo nghiên cứu, trong lô hội có chứa 1 số hợp chất như chromone C-glucosyl, axit salixylic, enzyme bradykinase – một loại kinin huyết tương có tác dụng chống viêm nhiễm. Vì vậy nha đam có tác dụng ngăn ngừa viêm nhiễm, ức chế quá trình sản sinh axit trong cơ thể.

Nha đam giúp làm sạch da

Đây là tác dụng phổ biến của nha đam, được rất nhiều phụ nữ cũng như nam giới ưu thích trong việc làm đẹp da mặt. Nước ép nha đam có tác dụng làm giảm sự xuất hiện của mụn trứng cá, viêm da, vẩy nển. Tác dụng làm dịu vết bỏng da Một công dụng thường được sử dụng để làm dịu da, chữa bóng. Gel lô hội cũng được sử dụng để làm dịu mát làn da khị bị cháy nắng hiệu quả. Trên thực tế, nha đam còn rất nhiều công dụng tuyệt vời khác nữa. Hãy cùng góp ý thêm cho chúng tôi nếu bạn biết nhé.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Có thể bạn chưa biết

3 Cách làm bánh khọt ngon và giòn tan ngay trong miệng

7 cách kho cá nục ngon, đậm vị đưa cơm